taxi tải thành hưng Sau CPH, doanh nghiệp hạ tầng đường sắt chật vật tìm việc
Từ tháng 1/2016, 20 doanh nghiệp công ích quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt (gồm 15 công ty quản lý cầu đường và 5 công ty quản lý thông tin tín hiệu) chính thức hoạt động theo mô hình cổ phần, trong đó Nhà nước chiếm tỷ lệ vốn chi phối là 51%. Ông Đới Sỹ Hưng, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt VN cho biết, để các doanh nghiệp này sau CPH duy trì sản xuất, đảm bảo đời sống, việc làm cho người lao động, Tổng công ty Đường sắt VN vẫn đặt hàng thực hiện công việc công ích về duy tu, bảo trì, sửa chữa định kỳ và thực hiện chức năng tuần gác hạ tầng đường sắt.
Tuy nhiên,
taxi tải thành hưng trao đổi với Báo Giao thông, hầu hết các doanh nghiệp sau khi CPH cho biết đều thiếu việc. Theo ông Ma Ngọc Yên, Chủ tịch Công ty CP Đường sắt Hà Ninh, sản phẩm công ích này đáp ứng khoảng 60 - 70% nhu cầu và giá trị sản lượng của công ty trong khi trước CPH, đây là nhiệm vụ thường xuyên của các công ty hạ tầng.
Đối với Công ty CP Thông tin tín hiệu
taxi tải thành hưng, Giám đốc Nguyễn Cảnh Tùng cho biết, sản phẩm công ích mà Tổng công ty Đường sắt VN đặt hàng giờ chỉ chiếm 55% tổng giá trị sản lượng, doanh thu. Còn theo Giám đốc Công ty CP Đường sắt Hà Lạng Nguyễn Văn Bá, giá trị sản lượng đặt hàng năm 2016 tăng 13,7% so với năm 2015, nhưng chỉ đáp ứng được 30% so với yêu cầu thực tế của năm. Để thực hiện 45% giá trị sản lượng còn lại, đồng thời đảm bảo công ăn việc làm cho cán bộ, nhân viên, các công ty phải tự tìm kiếm công trình, sản phẩm, dịch vụ ngoài công ích.