![]() |
|
Công cụ bài viết | Kiểu hiển thị |
#1
|
|||
|
|||
![]() Xử lý rung trong Nhà máy điện ![]() ![]() 1/. Các rung động do lực tác động:
2/. Các rung động tự do:
Nguyên nhân: 1/. Do kết cấu không đồng nhất khi chế tạo Rotor. 2/. Do Rotor bị biến dạng sau một thời gian hoạt động. 3/. Do Rotor bị nứt vỡ một vài bộ phận. 4/. Rotor bị cong trục sau khi không hoạt động trong một thời gian dài. 5/. Các thành phần lắp ghép của Rotor bị xê dịch Các dạng mất cân bằng: 1/. Mất cân bằng tĩnh: nếu trọng tâm của Rôtor không trùng với trục của Rô tor. Đối với các rotor ngắn, có thể xem như có thêm một khối lượng dôi dư tại một vị trí nào đó ngoài mặt Rotor. Đối với các Rotor dài, có thể xem như có 2 khối lượng dôi dư nằm cùng hướng ở 2 đầu rotor. Mất cân bằng tĩnh có thể gây ra rung động trên 2 gối trục 2 đầu Rotor. Hai gối trục này sẽ rung động đồng pha với nhau. 2/. Mất cân bằng moment: Trọng tâm của Rotor vẫn trùng với trục quay, nhưng moment quán tính lại không trùng với trục. Mất cân bằng moment thường chỉ xảy ra với các rotor dài. Có thể xem như có 2 khối lượng dôi dư ở hai đầu Rotor, nhưng nằm đối xứng với nhau 180 độ. Khi rotor quay, hai đầu trục khi đó sẽ ngoáy ngược hướng với nhau, tạo thành các rung động lệch pha nhau 180 độ. 3/. Mất cân bằng động: Nếu Rôtor vừa bị mất cân bằng tĩnh vừa bị mất cân bằng moment, thì nó đã bị mất cân bằng động. Mất cân bằng động xem như Rôtor có 2 khối lượng dôi dư có độ lớn khác nhau ở 2 đầu, và góc lệch nhau bằng một góc khác 0 , khác 180 độ Vì thế khi Rotor quay sẽ làm 2 gối trục rung động với biên độ và góc pha khác nhau. Cách xử lý: Chủ yấu là cân bằng lại Rotor. QT sẽ trình bày các cách cân bằng sau khi đã trình bày hết những nguyên lý. 1/. Đối với mất cân bằng tĩnh: người ta chỉ cần cân bằng tĩnh lại động cơ để đưa trọng tầm về trục quay. Phương pháp cân bằng tĩnh thường được thực hiện trong xường chế tạo. Nhưng đôi khi cũng được thực hiện tại hiện trường bằng phương pháp tương tự phương pháp cân bằng động. 2/. Đối với mất cân bằng moment và mất cân bằng động: Bắt buộc phải thực hiện cân bằng động. Các thành phần lõi Rotor khi chế tạo đã được cân bằng tĩnh chính xác tại xường. Các chi tiết khi lắp vào Rotor, thí dụ như các cánh Tuabin và cánh máy nén đã được cân chính xác, và dùng các phần mềm chuyên dụng để phân phối đều các cánh trong vòng tròn. Vì thế các cánh đều phải được đánh số, và kèm theo một sơ đồ vị trí để lắp ráp trên vòng tròn. Sau khi lắp ráp toàn bộ, Rotor lại được cân bằng động lần cuối trong buồng chân không. Vì thế độ rung của rotor rất thấp. Tuy nhiên, khi ra hiện trường, nếu có xuất hiện mất cân bằng bất thường, người ta sẽ phải cân bằng động lại tại hiện trường. Ngoài ra các Rotor bị biến dạng theo kiểu cong trục, hoặc xê dịch các vị trí lắp ghép, sẽ được xử lý bằng một phương pháp đặc biệt, là cho quay với tốc độ cao hơn tốc độ cộng hưởng cấp 1 để giúp cho trục được tự động nắn thẳng trở lại. Thường, biện pháp này được làm tại hiện trường, và hoạt động ở các diều kiện về áp suất nhiệt độ làm việc. Do đó phương pháp này gọi là phương pháp sấy nắn trục. Dùng phương pháp sấy nắn trục, ban đầu phải cân bằng động trước để giảm độ rung xuống mức thấp nhất mà mình có thể thực hiện được. Tất nhiên rất khó có thể đưa về mức tốt. Sau đó chạy sấy. Khi trục được dần đưa về trạng thái tốt, độ rung sẽ giảm dần, đến một mức độ nào đó. Khi ấy thì các gia trọng dùng để cân bằng động đã lắp trước đó sẽ trở thành ngyên nhân gây rung. Và độ rung sẽ tăng lên trở lại. Khi đó phải tháo bớt gia trọng ra, và tiếp tục chạy sấy nắn trục. Việc sấy nắn trục coi như kết thúc khi tất cả các gia trọng đã lắp trước đó được tháo ra hết và độ rung của máy trở về trạng thái tốt. |
CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI |
![]() |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|