![]() |
|
Công cụ bài viết | Kiểu hiển thị |
#1
|
|||
|
|||
![]() Điều khiển DC Motor trong Robocon Điều khiển DC Motor 1.1 Giới thiệu hoạt động DC motor Để cho động cơ 1 chiều hoạt động, chúng ta đặt 1 điện áp 1 chiều vào nó. Dòng điện 1 chiều chạy qua, động cơ sẽ quay theo 1 chiều nào đó. Nếu chúng ta đổi chiều của điện áp, động cơ sẽ quay ngược lại. Điện áp và dòng không nên vượt quá giá trị được ghi trên động cơ, nếu không động cơ sẽ bị hỏng. Tuy nhiên nếu ta đặt 1 điện áp thấp hơn hoặc 1 dòng điện thấp hơn giá trị hoạt động, thì tốc độ, độ chịu tải và cả tuổi thọ của động cơ sẽ giảm theo. 1.2 Điều khiển hướng chuyển động dùng mạch cầu H Để điều khiển hướng quay của động cơ 1 chiều, chúng ta cần đặt điện áp lên nó. Có 1 mạch phổ biến dùng để điều khiển motor gọi là cầu H. Nó được gọi như vậy bởi vì mạch này trông giống hình chữ ‘H’. Một trong những khả năng cực hay của mạch này là nó cho phép điều khiển động cơ tiến lên hoặc lùi lại ở bất kỳ tốc độ nào, ngoài ra nó còn có thể dùng 1 nguồn điện độc lập. http://sites.google.com/site/robocon...=287&width=420 Khi đầu vào ‘Direction’ ở trạng thái cao thì động cơ sẽ chuyển sang chế độ hướng bình thường. Nếu đầu vào ‘Direction’ ở trạng thái thấp thì động cơ sẽ quay ngược chiều. Có rất nhiều loại IC dùng cho mạch cầu H. Loại phổ thông dùng cho motor dòng thấp là L293B và motor dòng cao là L298. 1.3 Điều khiển động cơ 1 chiều dòng nhỏ (1A) dùng L293B Dưới đây là 1 sơ đồ mạch sử dụng L293B để điều khiển động cơ: http://sites.google.com/site/robocon...=289&width=420 1.4 Điều khiển DC motor dòng lớn (2A) dùng L298 L298 cũng tương tự như con L293B nhưng nó cho phép dòng lớn hơn. Ứng dụng điển hình được miêu tả như sau: http://sites.google.com/site/robocon...=266&width=420 Cho ứng dụng dòng lớn hơn, chúng ta dùng 2 kênh. http://sites.google.com/site/robocon...=419&width=420 1.5 Điều khiển tốc độ dùng chỉnh độ rộng xung (Pulse Width Modulation -PWM) Hay còn được các đội robot gọi là: băm xung. Là cách phổ biến để có thể thay đổi tốc độ của robot. Điều khiển độ rộng của xung được làm bằng cách tắt bật nhanh nguồn điện lên động cơ. Nguồn áp 1 chiều DC sẽ chuyển thành tín hiệu xung vuông, thay đổi từ 12V xuống 0V. Nếu tần số bật tắt mà đủ cao, motor sẽ chạy ở một tốc độ ổn định nhờ mômen quay. Bằng cách thay đổi chu kỳ hoạt động của tín hiệu (thay đổi độ rộng xung – PWM), tức là khoảng thời gian “Bật”, nguồn điện trung bình đặt lên động cơ sẽ thay đổi và dẫn đến thay đổi tốc độ. 1.6 Phần cứng Pulse Width Modulation (PWM) Điều khiển độ rộng xung (PMW) có thể dùng IC thời gian NE555. Mạch dùng con này được thể hiện trên hình vẽ dưới đây. Trong mạch này độ rộng “Bật” của xung phụ thuộc vào điện áp đặt lên đầu vào chân 5 (R[SUB]A[/SUB] và C giữ nguyên). Và chu kỳ của xung vuông phụ thuộc vào tín hiệu Trigger. http://sites.google.com/site/robocon...=199&width=420 http://sites.google.com/site/robocon...=206&width=420 1.7 Pulse Width Modulation dùng vi điều khiển (PWM) Chúng ta cũng có thể tạo điều biến xung bằng cách xử dụng vi điều khiển. Có rất nhiều vi điều khiển hỗ trợ khả năng này, thông dụng có thể sử dụng các vi điều khiển thuộc các dòng PIC và AVR, hiện các dòng 8 bit rất phổ biến ở Việt Nam. Phương pháp này cho khả năng điều biến xung linh hoạt, dễ dàng thay đổi tốc độ theo chương trình. |
#2
|
|||
|
|||
![]() Tôi tên Phước. Hiện ở Tp.HCM - không biết gì về điện tử. Hôm nay lên mạng tìm mạch điều khiển mô tơ 12v 2A quay đảo chiều thì thấy bài viết này rất đúng cái tôi đang cần. Vậy bạn nào có thể ráp giúp tôi mạch cầu H này được không vậy? Xin liên hệ Phước Tp.Hồ Chí Minh.Tôi xin gửi lại chi phí sau. Sđt: 01667670785 . Cảm ơn. |
#3
|
|||
|
|||
![]() Nếu quý công ty quan tâm đến dịch vụ SEO ( Công ty làm SEO VietProtocol | Dịch vụ làm SEO Chuyên Nghiệp ) có lẽ link tôi đề cập này rất giá trị: Seo Mobile - Xu hướng seo mới, cách seo hiệu quả!
|
CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI |
![]() |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|