![]() |
|
Công cụ bài viết | Kiểu hiển thị |
#1
|
|||
|
|||
![]() hiện tại tôi đang định làm một bộ nguồn nuôi tự động bằng ắc quy, giá cả phải chăng, nói chung là tiện cho những hộ gia đình tầm trung. bộ khung như thế này nhé: cấp 1 nguồn điện lưới 220V cho bộ nạp ắc quy, khi ắc quy đầy cảm biến dòng cắt nguồn điện lưới cấp cho ắc quy thông qua 1 Relay, khi bộ ắc quy còn khoảng 50% thì cảm biến dòng đóng cấp điện cho Relay nạp tiếp. lúc này điện áp của ắc quy là 12VDC, ta dùng 1 bộ kích 12VDC lên 220VAC, thông qua 1 Relay 2 tiếp điểm thường mở (nguồn điều khiển 220VAC), nguồn ắc quy sẽ đi qua 2 tiếp điểm thường mở cấp điện về mạng điện nhà. Khi điện lưới có điện thì Cuộn hút Relay đóng, 2 tiếp điểm là thường mở. Khi mất điện lưới cuộn hút Relay cắt, 2 tiếp điểm lúc này là thường đóng. Hôm nay trong bài này tôi muốn mọi người cùng tôi phân tích về những thiết bị chữ màu đỏ nhé, mọi người cứ cho ý kiến thoải mái. |
#2
|
|||
|
|||
![]() 1. theo mình nghĩ là không cần dùng đến cảm biến dòng làm gì, nếu không dùng đến cảm biến dòng thì relay điều khiển cũng kkhông cần nữa. ở đây chúng ta nên thiết kế bộ nạp có khả năng cắt nguồn nạp acu khi đầy chứ không cần dùng đến cảm biến dòng để để điều khiển relay cắt nguồn cấp cho bộ nap vì biên áp trong bộ nạp cần sử dụng đến nhiều việc sau này. 2. điện áp của acu sao lại bằng 220VDC được, phải là 12VDC chứ. 3. ta nên tận dụng biến áp trong bộ nạp để điều khiển relay đóng cắt nguồn 12VDC cho mạch kích (ý em nói biến áp dùng cho nhiều việc khác là cái này đây). vì thời gia có điện nhiều hơn là thời gian cúp điện nên khi điều khiển relay thì phải dùng thêm cổng NOT để điều khiển relay => relay ít hoạt động => tuồi thọ rolay cao. 4 relay điều khiển lúc này là relay có 4 tiếp điểm 2 thường đóng, 2 thường mở. 1 cặp thường đóng, mở là điều khiển nguồn cấp cho bộ kích, 1 căp còn lại là điều khiển cắt nguồn cấp điện cho bộ nap. |
#3
|
|||
|
|||
![]() 1. Bạn không dùng đến cảm biến dòng thì bạn xác định ắc quy đã xạc đầy bằng cách nào? cái cảm biến dòng chúng ta có thể gắn trên bo mạch của bộ xạc để làm giảm diện tích. Còn thiết kế bộ xạc có thể tự ngắt nguồn xạc mà không dùng đến cảm biến dòng thì mình cũng chưa nghĩ ra, bạn có thể post lên phương pháp khác hợp lý hơn không?
2. điện áp của ắc quy đương nhiên là 12VDC vì thế chúng ta mới phải có bộ kích điện 12VDC lên 220VAC. 3. Relay dùng để cấp nguồn 220VAC cho lưới điện trong nhà, nên phải chịu tải lớn (thường thì nên dùng 1 Contactor) cuộn hút của Relay thường dùng nguồn điều khiển là 220VAC. vậy thì tại sao không lấy điện lưới trực tiếp từ điện lưới mà phải lấy từ nơi khác, ở đây bạn phải hiểu thế này nhé: khi điện lưới mất điện thì nguồn điều khiển cho cuộn hút của Relay cuộn hút (hoặc Contactor) sẽ mất, cuộn hút nhả lúc đấy mới đóng 2 tiếp điểm thường mở gắn 2 bên Relay được (như vậy người ta mới gọi là tự động cấp nguồn mà không cần bấm nút gì cả). Nếu dùng Contactor thì sẽ tốt hơn, chỉ có điều giá thành cũng cao hơn. 4. bạn đã bao giờ nhìn thấy bộ kích và bộ nạp chưa? bộ kích lấy nguồn 12VDC từ ắc quy chuyển đổi thành nguồn 220VAC thì có cần cấp nguồn từ cặp tiếp điểm NO và NC từ Relay cho bộ kích không? còn bộ nạp lấy nguồn 220VAC từ lưới điện và chuyển đổi điện để nạp cho ắc quy thì bạn gắn 2 cặp tiếp điểm NO và NC để làm gì? |
#4
|
|||
|
|||
![]() 1. mình nghĩ là nên sử dụng loại 12VDC vì giá thành sẽ rẻ hơn 220VAC (relay 12VDC bạn có thể sử dụng loại 4 cặp tiếp điểm để nối // các cặp tiếp điểm với nhau để tăng dòng qua nó). 2. bởi vì thời gian có điện nhiều có điện nhiều hơn là mất điện (mùa mưa mình tháy 80% là có điện còn 20% là mất điện) nên nếu ráp như bạn thì relay sẽ chạy liên tục nên tuổi thọ nó sẽ giảm. nên mình mới nói là sử dụng thêm cổng NOT để điều khiển relay lúc này relay sẽ chỉ hoạt động khi mất điện thôi. 3. mình nói là relay sử dụng phải có 2 cặp tiếp điểm 1 là sử dụng để cấp nguồn 12V cho bộ kích còn 1 cặp là để cắt nguồn 220V vì khi bộ kích hoạt động thì nó sẽ cấp nguồn cho cả nhà khi đó nó cũng sẽ cấp nguồn cho bô nạp vì vậy mình muốn sẻ dụng thêm 1 cặp tiếp điểm nữa là cắt nguồn cấp cho bộ khi mất điện. Note: nếu tự động hoàn toàn thì nó còn phải cắt nguồn đi qua cầu dao (để tránh ngắn mạch với lười điện, và các tải là tu lanh, hay các thiết bị tieu thu nhieu dien khac. |
#5
|
|||
|
|||
![]() Bây giờ thế này nhé, đối với Relay cuộn hút có gắn 2 tiếp điểm phụ thường mở sẽ như thế này. Mà tốt nhất là nên dùng Contactor sẽ hay hơn:
Cuộn hút của nó sẽ được cấp 1 nguồn từ điện lưới 220V Điện lưới đưa vào mạng điện nhà được đấu qua 2 chân của Contactor, còn nguồn cấp từ ắc quy sẽ đấu qua 2 tiếp điểm phụ thường mở, đầu ra 2 tiếp điểm phụ thường mở chúng ta dùng 2 đoạn dây ngắn đấu vào 2 chân ra của nguồn điện lưới trên Contactor. Như vậy nếu điện lưới mất điện thì cuộn hút Contactor sẽ ngắt hở mạch điện lưới vào mạng điện nhà và đóng kín mạch cấp từ ắc quy (2 tiếp điểm phụ sẽ đóng lại). Khi có điện lưới trở lại thì cuộn hút Contactor sẽ đóng lại đóng kín mạch điện lưới vào nhà, đồng thời cắt mạch nguồn cấp từ ắc quy (lúc này 2 tiếp điểm phụ lại trở lại thường mở). Hiện tại chúng ta đang nói đến Relay cuộn hút ấy, là một loại gần như Contactor ấy. Bạn đã bao giờ nhìn thấy hoặc sử dụng Contactor chưa? |
#6
|
|||
|
|||
![]() thì mình có phủ định ý bạn là sai đâu, nhưng ý mình nói là nếu dùng relay thì ta phải dùng thêm cổng NOT để hạn chế thời gian hoạt động của relay thôi mà, với lại cần thêm 1 relay để cắt nguồn cấp cho bộ nạp khi mất điện (ta có thể gộp chung hai chức năng này vào 1 relay). nhưng bây giờ bạn chuyển qua dùng contactor thì bạn có thể không dùng thêm cổng NOT nữa vì nó là một thiết bị chuyên dụng mà. |
#7
|
|||
|
|||
![]() ý mình là sử dụng Relay cuộn hút, thực chất nó cũng là 1 dạng như contactor thôi, chỉ vì mạng điện nhà công suất không lớn nên mình nghĩ không nhất thiết phải dùng đến 1 cái contactor thôi.
Còn contactor với 2 tiếp điểm phụ thường mở thì chắc chắn nguồn cấp từ ắc quy sẽ không kín mạch với điện lưới được, nếu khi có điện thì tiếp điểm là thường mở nên nguồn cấp từ ắc quy sẽ không có tác dụng (vì 2 tiếp điểm phụ lúc này là thường mở). khi mất điện thì Contactor sẽ cắt nguồn cấp của điện lưới. Như vậy sẽ không bao giờ xảy ra trường hợp kín mạch giữa 2 nguồn cấp. vì vậy không nhất thiết phải cắt nguồn của bộ nạp khi mất điện. bây giờ chúng ta sẽ quay lại với chủ đề chính là bàn về những thiết bị mà tôi đã để chữ màu đỏ ở trên nhé ! tôi muốn mọi người phân tích và đi sâu về những thiết bị đó |
#8
|
|||
|
|||
![]() Chủ đề tuy quá "xưa" mà vẩn hay với tình thế hiệm tại. Theo lão thì chúng ta nên chia ra từng phần để tiện bề nghiên cứu... phấn sạc, phần re-le tắc mở, phần... đủ thứ. Nhưng theo lão phần quan trọng nhất là phần... làm sao biến thằng 12 volt ra 220 volt. Dùng dạng Vibrator thời lão chưa mọc râu,dùng dạng điện tủ hiện đại, dang cuộn dây.....Tư tưởng thì...tràng giang đại hải. Các bạn trẻ hảy gợi ý, lão xin đóng góp. |
#9
|
|||
|
|||
![]() Bao nhiêu tuổi mà xưng lão nầy lão nọ ? Đề nghị cùa lão , theo tôi rất xác đáng. Những phần như đóng mở sạc, re le nhảy tới nhảy lui, mình có thể bàn sau. còn hiện tại làm sao cho vào 12volt ra 220volt là chuyện đáng cấn bàn.Tôi đả dùng transt 3055 với cục biến thế tự quấn. làm " suôt cuộc đời xe ôm " mà không được. Kính xin chư vị hiều cao biết rộng, xin lão fats_tad chỉ dạy dùm tôi. Tôi muốn dùng bình ắc quy xe máy đề chạy quat bàn khi cúp diện. Chân thành cám ơn.
|
#10
|
|||
|
|||
![]() Chào HuynhVy.ngày 21-05-2010 đúng là ngày lão tròn 70 tuổi. Cuộc dời lão gắn bó với nghề điện từ 09 tuổi. Những điều HuynhVy trỉnh bày rất đúng. Khi dùng transítor tạo dao động với cuộn dây tự quấn thì không dễ với những người chưa quen làm công việc nầy. Huynhvy có thể đưa lên mạng những gì huynhvy đã làm.. sơ đồ mach điện, kích cở, quy cách dây, cục biến thế đã tự quấn.. để mọi người cùng xem và góp ý. Lão có 01 đề nghị : nếu hồi nào giờ chưa làm cho 12 volt vào ra được 220volt, dưới bất cứ hình thức nào thì hảy bắt đầu thí nghiệm lại. Dùng cuộn biến thế nhỏ vô 220volt ra 12volt có mối giữa, thí nghiệm tạo dao động với D 648 hay C1061. Đo đầu ra xem có điện thế 220 volt hay không ? Có, là được phần 1. Sau đó lấy bóng đèn trái ớt gắn vào . Đèn cháy : phần 2 thành công. nhiều khi đo có 220volt mà gắn bóng đèn không cháy ! Đây nói là thành công trên thì nghiệm tạo sự dao động. còn nhiều chong gai lắm huynhvy ạ. Phải biết huynhvy đã làm như thế nào, sai chổ nào mà hướng dẩn thì dể hơn. Lão sẻ soạn vài sơ đồ đã thực hiện tốt _ Mặc dù hơi cổ _ đưa lên để chúng ta cùng tham khảo. |
CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI |
![]() |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|