![]() |
|
Công cụ bài viết | Kiểu hiển thị |
#1
|
|||
|
|||
![]() Ý nghĩa của các xét nghiệm đánh giá chức năng thận Thận là nhiệm vụ loại bỏ chất thải và dịch thừa từ máu. Chức năng thận được đánh giá qua các xét nghiệm máu, nước tiểu hoặc xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh,... Người bệnh thường được chỉ định thực hiện kết hợp nhiều xét nghiệm để đánh giá chính xác nhất hoạt động của thận. ![]() * Các xét nghiệm sinh hóa máu - Xét nghiệm ure máu Ure là sản phẩm thoái hóa của protein, được lọc qua cầu thận và đào thải ra ngoài cơ thể qua nước tiểu. Xét nghiệm ure máu được dùng để đánh giá chức năng thận và theo dõi các căn bệnh về thận. Ure máu tăng trong trường hợp mắc các bệnh như viêm cầu thận, viêm ống thận, sỏi thận, suy thận, sỏi niệu quản, mất nước do sốt cao, tiêu chảy, suy tim sung huyết,... Ure máu giảm khi người bệnh ăn ít protein, suy giảm chức năng gan, truyền nhiều dịch,... - Xét nghiệm Creatinin huyết thanh Khi nồng độ creatinin tăng cao đồng nghĩa với việc có rối loạn chức năng thận. Nguyên nhân là vì khi chức năng thận suy giảm thì khả năng lọc creatinin sẽ giảm, dẫn tới nồng độ chất này trong máu sẽ tăng cao hơn bình thường. - Điện giải đồ Rối loạn chức năng thận gây mất cân bằng các chất điện giải trong cơ thể. Cụ thể: Natri máu ở người bình thường dao động trong khoảng 135 - 145 mmol/L. Ở người bị suy thận, natri máu giảm có thể do mất natri qua da, qua thận, qua đường tiêu hóa hoặc do thừa nước; kali máu ở người bình thường là 3,5- 4,5 mmol/L. Bệnh nhân suy thận thường bị tăng kali máu vì khả năng đào thải kali của thận bị suy giảm; Canxi máu: canxi máu ở người khỏe mạnh là 2.2-2.6 mmol/L. Suy thận gây giảm canxi máu kèm theo tăng phosphat. - Xét nghiệm acid uric máu Đây là xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán bệnh gout, bệnh thận,... Bình thường nồng độ acid uric trong máu của nam giới là 180 - 420 mmol/l, nữ giới là 150 - 360 mmol/l. Acid uric máu tăng ở những người mắc bệnh suy thận, gout, vẩy nến,... * Xét nghiệm nước tiểu ![]() - Tổng phân tích nước tiểu Tỷ trọng nước tiểu: tỉ trọng nước tiểu bình thường là 1,01 - 1,020. Suy giảm chức năng thận giai đoạn sớm có thể làm giảm độ cô đặc của nước tiểu, dẫn đến giảm tỉ trọng nước tiểu. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh thận, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm như nghiệm pháp cô đặc nước tiểu, nghiệm pháp pha loãng nước tiểu, so sánh tỷ trọng nước tiểu ngày và đêm,... Protein: mẫu tổng phân tích nước tiểu có protein hỗ trợ bác sĩ chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm xét nghiệm định lượng đạm niệu 24 giờ. - Định lượng đạm niệu (protein nước tiểu) 24 giờ Protein trong nước tiểu ở người khỏe mạnh là 0 - 0.2g/l/24h. Ở người mắc bệnh thương tổn cầu thận, viêm cầu thận cấp, suy thận, các bệnh lý toàn thân có ảnh hưởng tới thận (đái tháo đường, lupus ban đỏ, tăng huyết áp),... thường bị tăng protein niệu lên trên 0.3g/l/24h. * Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh - Siêu âm bụng Giúp phát hiện tình trạng thận ứ nước do tắc nghẽn niệu quản. Nếu thận người bệnh bị ứ nước hai bên có thể gây suy thận cấp tính hoặc suy thận mạn tính, phát hiện các trường hợp bệnh thận đa nang bẩm sinh, di truyền. - Chụp CT Scan bụng Chụp CT scan có tiêm thuốc cản quang bằng máy chụp đa lát cắt có thể dựng hình toàn bộ đường tiết niệu, giúp bác sĩ phát hiện được vị trí và nguyên nhân gây bế tắc niệu quản. - Xạ hình thận bằng đồng vị phóng xạ Phương pháp này giúp bác sĩ nhìn rõ chức năng lọc của từng thận, tỷ lệ phần trăm tưới máu và tham gia chức năng của từng thận. * Chỉ định các xét nghiệm chức năng thận Kiểm tra sức khỏe định kỳ hằng năm: làm các xét nghiệm đơn giản có tính định hướng như xét nghiệm sinh hóa máu, tổng phân tích nước tiểu, công thức máu và siêu âm bụng. Tiền căn gia đình có các bệnh di truyền về thận hoặc có người thân bị suy thận: cần thực hiện xét nghiệm sinh hóa máu, công thức máu, tổng phân tích nước tiểu, siêu âm bụng và các xét nghiệm chuyên biệt về di truyền. Khi có các biểu hiện suy thận: nên thực hiện xét nghiệm sinh hóa máu, tổng phân tích nước tiểu, công thức máu và siêu âm bụng. Nếu phát hiện các nguyên nhân gây tắc nghẽn hệ niệu cần thực hiện thêm các xét nghiệm hình ảnh. Nếu không tìm thấy tắc nghẽn thì có thể thực hiện sinh thiết thận. * Địa chỉ phòng khám đánh giá chức năng thận tại Đà Lạt uy tín, nhanh chóng Tại Phòng khám Đa Khoa Phương Nam, (toạ lạc tại số 81, Phan Đình Phùng, phường 1 Tp. Đà Lạt – Lâm Đồng) cung cấp các dịch vụ thăm khá, điều trị đa khoa hiệu quả, nhanh chóng và tiết kiệm. Tại đây, bạn sẽ được hướng dẫn quy trình đúng quy chuẩn của Bộ Y tế. Qúa trình thăm khám được thực hiện bởi đội ngũ bác sỹ, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm với sự hỗ trợ của hệ thống máy móc hiện đại, đảm bảo kết quả nhanh chóng, chính xác. Khi có các dấu hiệu bất thường hoặc nghi ngờ khả năng mắc các bệnh lý liên quan đến hệ tiết niệu hoặc có nhu cần thăm khám ở Đà Lạt, hãy gọi vào số Hotline 1900 63 36 98 hoặc đặt lịch khám online tại Website: phuongnamhospital.com. >>>Xem thêm: https://phuongnamhospital.com/xet-ng...tieu-o-da-lat/ |
CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI |
![]() |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|