![]() |
|
Công cụ bài viết | Kiểu hiển thị |
#1
|
|||
|
|||
![]() Trên các cột điện thường có các ký tự 375 hoặc 378...con số đầu chi cấp điện áp vậy các con sô từ 1 đến 9 là ký hiệu cua cấp điện áp nào ? Tên các đường dây được gọi theo tên máy cắt điện cấp điện cho đường dây đó. Để cho tiện ký hiệu tên máy cắt là: ABC trong đó: - A: cấp điện áp + A = 3: đường dây có điện áp dây là 35 kV + Tương tự A = 6 (6kV); = 9 (10kV); = 4 (22kV); = 1 (110kv); = 2 (220kV); = 5 (500kV). - B: dùng để phân biệt máy cắt đó được nối với cái gì. + B = 7. Nối với đường dây. + B = 3. Nối với máy biến áp. + B = 0. Máy cắt phân đoạn. (Máy cắt phân đoạn thường ký hiệu là: A00) - C: số thứ tự đường dây + Nếu là chẵn thì đường dây đó được nối với thanh cái chẵn của trạm cấp điện + Nếu là lẻ - thanh cái lẻ. Ví dụ: - Đường dây 375: được hiểu là đường dây số 5 (cấp điện từ thanh cái lẻ - thường là phân đoạn 1) có điện áp 35 kV. - Máy cắt 331: máy cắt số 1 có điện áp 35 kV được nối với máy biến áp số 1. Ngoại lệ: Thực tế có trạm biến áp có nhiều đường đây được cấp từ một thanh cái (phân đoạn) từ 371 đến 379 nếu có thêm đường đây nữa thì người ta đanh số là: 381 (chứ không phải là 3711) Tương tự như vậy dao cách ly được đánh số là : ABC-XY. + ABC: là tên máy cắt. + XY thể hiện nó được nối với cái gì (đất, đường dây, máy biến áp, phân đoạn khác...) Quy định đánh số thiết bị trong hệ thống điện Quy định chữ số đặc trưng theo cấp điện áp - Điện áp 500kV: là 5 - Điện áp 220kV: là 2 - Điện áp 110kV: là 1 - Điện áp 66kV : là 7 - Điện áp 35kV : là 3 - Điện áp 22kV : là 4 - Điện áp 15kV : là 8 - Điện áp 10kV : là 9 - Điện áp 6kV : là 6 Thanh cái: Thanh cái được quy định gồm các ký tự: + Ký tự thứ nhất là C + Ký tự thứ 2 chỉ cấp điện áp lấy được quy định trong mục trên, + Ký tự thứ 3 chỉ số thứ tự thanh cái, riêng số 9 ký hiệu cho thanh cái đường vòng Ví dụ: C21: thanh cái 1 cấp điện áp 220 kV. Máy cắt:Tên của máy cắt được quy định gồm các ký tự: - Ký tự thứ nhất đặc trưng cho cấp điện áp, được quy định ở mục 1. Riêng đối với máy cắt của tụ ký hiệu thứ nhất là T, điện kháng là R, còn ký tự thứ 2 đặc trưng cho cấp điện áp. - Ký tự thứ 2 đặc trưng cho vị trí máy cắt được quy định như sau: + Máy cắt MBA : là 3 + Máy cắt DZ : là 7 (8 trường hợp lớn hơn 9 Đz) + Máy cắt MBA tự dùng: là 4 + Máy cắt đầu cực máy phát điện, máy bù quay, tụ điện, kháng điện: là 0 - Ký tự thứ 3 thể hiện số thứ tự:1, 2, 3... - Đối với máy cắt của thanh cái đường vòng 2 ký tự tiếp theo ký tự thứ nhất là: 00 - Đối với máy cắt liên lạc giữa hai thanh cái hai ký tự tiếp theo ký tự thứ nhất là số của 2 thanh cái Ví dụ: * 131: Máy cắt đầy vào của MBA1 110 kV - T1 * 171: Máy cắt của đường dây 110 kV số 1 * 100: Máy cắt đường vòng 110 kV Máy biến áp: Tên máy biến áp được quy định gồm các ký tự: - Một hoặc hai ký tự đàu được quy định như sau: Đối với máy biến áp lực ký hiệu là chữ T, đối với máy biến áp tự ngẫu ký hiệu là AT, máy biến áp tự dùng ký hiệu là TD - Ký tự tiếp theo là số thứ tự máy biến áp Ví dụ: T1: Máy biến áp số 1 AT2: Máy biến áp tự ngẫu số 2 Điện kháng: Tên của điện kháng được quy định gồm các ký tự sau: - Hai ký tự đầu là KH, riêng kháng trung tính ký hiệu là KT - Ký tự thứ 3 đặc trưng cho cấp điện áp lấy theo mục 1 - ký tự thư 4 là 0 - Ký tự thứ 5 là ký tự của mạch mắc điện kháng. Ví dụ: KH504: Cuộn kháng 500kV mắc ở mạch số 4 Tụ điện: Tên của tụ điện được quy định gồm các ký tự: - Ba ký tự đầu: đối với tụ bù dọc là TBD, tụ bù ngang là TBN - Ký tự thứ 4 đặc trưng cho cấp điện áp theo mục 1 - Ký tự thứ 5 là số 0 - Ký tự thứ 6 là số thứ tự của mạch mắc tụ điện Ví dụ: TBD302: Tụ bù dọc điện áp 35 kV ở mạch số 2 Máy biến điện áp: Tên của máy biến điện áp được quy định gồm các ký tự: - Hai ký tự đầu là TU - Các ký tự tiếp theo lấy tên thiết bị mà máy biến điện áp đấu vào. Đối với các thiế bị mà tên thiết bị thể hiện không rõ ràng cấp điện áp thì sau 2 ký tự đầu sẽ là ký tự đặc trưng cho cấp điện áp, tiếp theo là tên thiết bị. Ví dụ: TU171: Máy biến điện áp đường dây 110 kV 171. TUC22: Máy biến điện áp thanh cái số 2 điện áp 220 kV. Máy biến dòng điện: Tên các máy biến dòn điẹn được quy định gồm các ký tự: - Ký tự đầu là TI - Các ký tự tiếp theo lấy tên thiết bị mà máy biến điện áp đấu vào. Đối với các thiế bị mà tên thiết bị thể hiện không rõ ràng cấp điện áp thì sau 2 ký tự đầu sẽ là ký tự đặc trưng cho cấp điện áp, tiếp theo là tên thiết bị. Ví dụ: TI171: Máy biến dòng điện cấp 110kV đường dây 171. Chống sét: Tên của chống sét gồm các ký tự - Ký tự đầu tiên là CS - Ký tự tiếp theo là dấu phân cách (-) - Ký tự tiếp theo lấy tên thiết bị được bảo vệ. Đối với các thiết bị mà tên thiết bị không thể hiện rõ cấp điện áp thì 3 ký tự đầu sẽ đặc trưng cho cấp điện áp, tiếp theo là tên thiết bị. Đối với chống sét van nối vào trung tính máy biến áp thêm ký tự để phân cách (-) và số 0. Ví dụ: - CS-1T1: chống sét của MBA T1 điện áp 110kV. - CS-2T1-0: Chống sét mắc vào trung tính máy biến áp T1 cuộn 220kV. - CS-171: Chống sét cho đường dây 110kV lộ 171 Dao cách ly liên quan đến máy cắt, kháng, tụ và TU: Tên của dao cách ly được quy định gồm các ký tự sau: - Ký tự đầu tiên là tên của máy cắt nối trực tiếp với dao cách ly( đối với DCL của TU, các ký hiệu đầu tiên là tên của TU, tiếp theo là tên thiết bị nối trực tiếp với dao cách ly), tiếp theo là dấu phân cách (-) -Ký tự tiếp theo được quy định như sau: + DCL thanh cái lấy số thứ tự của thanh cái nối với DCL + DCL đường dây lấy số:7 + DCL nối với MBA, kháng điện lấy số:3 + DCL nối với thanh cái vòng lấy số: 9 + DCL nối tắt với một thiết bị (tụ, kháng máy cắt..) lấy số 0 + DCL nối tới phân đoạn nào thì lấy số thứ tự của phận đoạn thanh cái (hoặc thanh cái) đó Ví dụ: 331-3: DCL đầu vào máy biến áp T1 điện áp 35kV 171-7: DCL của đường dây 110 kV lộ 171 K601-1: DCL kháng số 1, điện áp 6kV nối với phân đoạn thanh cái 1 Dao trung tính nối đất MBA: Tên DCL được quy định dùng các ký tự sau: - Ký tự thứ nhất đặc trưng cho cấp điện áp theo mục 1. - Ký tự thứ 2 lấy số 3 - Ký tự thứ 3 lấy theo số thứ tự MBA - Ký tự tiếp theo là dấu phân cách (-) - Ký tự thứ 5 là số 0 Ví dụ: 231-0: Dao trung tính nối đất MBA T1 phía 220kV Dao tiếp địa: Tên DND được quy đình gồm các ký tự: - Ký tự đầu tiên mang tên DCL mà nó liên quan trực tiếp - Ký tự tiếp theo đặc trưng cho tiếp địa, được quy định như sau: + Tiếp địa của DZ và tụ điện là 6 + Tiếp địa của MBA, kháng điện, TU lấy số 8 + Tiếp địa máy cắt lấy số 5. + Tiếp địa thanh cái lấy số 4. Ví dụ: 172-76: Tiếp địa của DZ 172 131-38: Tiếp địa đầu vào máy biến áp phía 35 kV Quy định về tiết diện và màu dây Tiết diện và mã màu của dây nối phải phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Trong trường hợp KH không quy định rõ thì sử dụng dây tiết diện 1.5 mm2 cho các mạch tín hiệu, điều khiển và điện áp… Dây 2.5 mm2 (Hoặc 4mm2) cho mạch dòng điện. Trường hợp mạch tín hiệu cho các thiết bị dùng nguồn ≤48 VDC (RTU, BCU) thì có thể sử dụng dây < 1.5 mm2. Dây tiếp địa sử dụng dây màu vàng-xanh tiết diện tối thiểu 2.5 mm2. |
#3
|
|||
|
|||
![]() cam on cac bac nhiu,vay la em co them chut it kien thuc roi.
|
#5
|
|||
|
|||
![]() MINH CO DO AN THIET KE MANG 11OKV BAN THAO KHAO NEU CAN GUI EMALL CUA BAN tuannguyen7712004@gmai.com
|
CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI |
![]() |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|