![]() |
|
Công cụ bài viết | Kiểu hiển thị |
#1
|
|||
|
|||
![]() Kỹ thuật chiếu sáng công cộng- Nói riêng là chiếu sáng đường cũng như kỹ thuật chiếu sáng trong nhà từ một nữa thế kỷ nay đang không ngừng phát triển do việc nâng cao các tính năng của đèn và bộ đèn, do việc cải tiến liên tục các phương pháp nghiên cứu theo yêu cầu của người sử dụng và do sự tiến bộ của các phương pháp tính toán. Nếu trước đây vai trò chiếu sáng chỉ nhằm đẩy lùi bóng tối. Ngay từ năm 1940 đã xuất hiện các chỉ dẫn nhằm đảm bảo độ đồng đều của việc chiéu sáng, yêu cầu an toàn cho giao thông ô tô lúc ấy. Từ năm 1965, Uỷ ban quốc tế về chiếu sáng (C.I.E) đã công bố một phương pháp gọi là phương pháp tỷ số R, trong đó khái niệm về độ rọi đã phải nhường bộ một bước cho khái niệm về độ chói trung bình của mặt đường có xét đến hiện tượng tương phản và do đó đã chú ý đến tri giác nhìn. Các nghiên cứu thống kê và thực nghiệm được tiến hành, các tiêu chuẩn về tiện nghi của việc bố trí đã được đề ra. Năm 1975, C.I.E công bố một phương pháp gọi là phương pháp các độ chói điểm, trong đó việc tính toán dần từng điểm do máy tính thực hiện đối với một cách bố trí chiếu sáng cho trước, cho phép kiểm tra chất lượng của việc thực chiếu sáng. Việc đưa vào các hệ số nhìn rõ Q0, hệ số lưu giữ S1 và S2 phụ thuộc đồng thời vào chỉ số khuếch tán của bộ đèn và loại chất phủ mặt đường, vào vị trí quan sát và điểm nhìn cho thấy rằng phương pháp này trước hết được sử dụng cho các phòng nghiên cứu chuyên nghiệp. Phương pháp tỷ số R vẫn là phương pháp kinh điển, là cơ sở cho thiết kế sơ bộ. CÁC NGUYÊN LÝ CƠ BẢN: Các tiêu chuẩn chất lượng chiếu sáng đường bộ thực chất đòi hỏi cho phép một tri giác nhìn nhanh chóng, chính xác và tiện nghi. Về phương diện này ta cần lưu ý: + Độ chói trung bình của mặt đường do người lái xe quan sát khi nhìn mặt đường ở tầm xa 100m khi thời tiết khô. Mức yêu cầu phụ thuộc vào loại đường (mật độ giao thông, tốc độ, vùng đô thị hay nông thôn…) trong các điều kiện làm việc bình thường. Mặt đường được xét đến được quan sát dưới góc 0,50 đến 105 và trải dài từ 60 ÷170m trước người quan sát. + Độ đồng đều phân bố biểu kiến của độ chói lấy ở các điểm khác nhau của bề mặt. Độ chói không giống nhau theo mọi hướng, điều quan trọng là chỉ rõ dạng lưới của chỗ quan sát. + Hạn chế loá mắt không tiện nghi, nguồn cản trở và sự mệt mỏi do số lượng và quan cảnh của các đèn xuất hiện trong thị trường, liên quan đến độ chói trung bình của con đường. Người ta định nghĩa chỉ số tiện nghi G (Glare index), chia theo thang từ 1 (không chịu được) đến 9 ( không cảm nhận được) và cần phải giữ ít nhất ở mức 5 (chấp nhận được). + Hiệu quả dẫn hướng nhìn khi lái xe phụ thuộc vào vị trí của các điểm sáng trên các đường cong, loại nguồn sáng trên một tuyến đường và tín hiệu báo trước những nơi cần chú ý như chỗ quay xe, đường vòng, ngã tư… |
CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI |
![]() |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|