PDA

View Full Version : BÍ MẬT VỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CỦA AKIRA


Aiko3105
12-04-2016, 11:02 PM
BÍ MẬT VỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CỦA AKIRA
học tiếng nhât online (http://akira.edu.vn/hoc-tieng-nhat-online/#thuy)
hoc tieng nhat truc tuyen (http://akira.edu.vn/hoc-tieng-nhat-online/#thuy)
tiếng nhật akira (http://akira.edu.vn/hoc-tieng-nhat-online/#thuy)
1. KHƠI CẢM HỨNG

Có câu “Người thầy xuất sắc là người không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn truyền cảm hứng cho học trò“.
Thật sự thì tôi không thích câu này lắm. Bởi vì cảm hứng đến từ bên ngoài thì sẽ nhanh chóng mất đi. Cái khó là khơi được cảm hứng trong mỗi học viên. Làm sao để các bạn say mê việc học, chứ không phải để các bạn lệ thuộc vào thầy giáo. Nếu cứ phải có thầy giáo các bạn mới học được, hoặc mới có cảm hứng để học thì người thầy này đã thất bại trong việc dạy học trò mình. Bởi vì chẳng có người thầy nào có thể đi theo học trò trên suốt cuộc đời. Nếu 1 ngày người học trò bị lệ thuộc kia rời khỏi trường, không còn người thầy bên cạnh, liệu anh ta có thể tự xoay sở được không?
Eistein từng nói “Người thầy giỏi không phải là người đưa học trò vào mê cung kiến thức của mình, mà giúp học trò khám phá ra lâu đài trí tuệ của chính họ“. Tôi thích và ủng hộ quan điểm này.

Nhiệm vụ khó khăn với mỗi người làm giáo dục chúng ta là:
– Làm sao để khơi dậy được cảm hứng học tập ở trong chính mỗi học trò.
– Làm thế nào để dù không có thầy giáo, không có người hướng dẫn… các bạn vẫn giữ được niềm say mê học tập và khám phá.
– Làm thế nào để các bạn tìm được niềm vui trong những thứ mình làm, cảm hứng trong những thứ mình học, sự thú vị trong những thứ mình khám phá.
– Làm thế nào để các bạn thấy được điều tuyệt vời của hành trình học hỏi và khám phá tri thức.

Tại Akira Education, điều chúng ta cố gắng làm cũng như vậy.
Chúng ta không cố gắng nhồi nhét kiến thức vào đầu học viên, mà là cố gắng giúp các bạn hiểu được niềm vui trong việc học tập.
Khác với những gì các bạn nhận được ở trên trường lớp từ trước đến giờ. Thời đại này có lẽ ít bạn nào đến trường mỗi ngày với niềm vui và sự hứng khởi. Ít bạn nào ngồi học với suy nghĩ mình đang được học những điều mới mẻ và thú vị. Lý do mà các bạn đến trường mỗi ngày có lẽ là: vì mọi người đều làm thế, vì không biết làm gì khác, vì bố mẹ nói rằng cố học cho giỏi thì mới có tương lai tươi sáng…
Tôi muốn ở Akira, chúng ta cần phải:
Làm sao để các học viên cảm thấy háo hứng chờ đợi những tiết học của Akira. Như đứa trẻ chờ đợi được đến công viên vui chơi. Làm sao để học viên cảm thấy các giờ học của Akira trôi qua trong chớp mắt vì hoàn toàn bị cuốn hút vào những hoạt động trên lớp.
Để các bạn phải thốt lên “Ôi đã hết giờ rồi sao“, để các bạn không bao giờ phải nhìn đồng hồ mong tan học, để các bạn luyến tiếc mong muốn ở lại mỗi khi giờ học kết thúc.
Tôi muốn mang đến 1 làn gió mới cho nền giáo dục, cho việc học tập ở bậc đại học của các bạn sinh viên.
Tôi muốn đem đến cho các bạn học viên những trải nghiệm khác về việc học tập. Học tập không phải là 1 cái gì đó như rằng buộc, như gông như cùm. Mà học tập là 1 thứ để giải phóng tinh thần, trí tuệ, cảm xúc của chúng ta. Điều đó diễn ra ngay trong quá trình các bạn học, ngay trên lớp chứ không phải là sau khi thi được mấy cái chứng chỉ chứng nhận năng lực hay trình độ.
Nếu các bạn học viên tìm được nguồn cảm hứng học tập cho mình. Chắc chắn các bạn sẽ mong ngóng và đến lớp với tâm trạng vui tươi. Các bạn sẽ cảm thấy nuối tiếc mỗi buổi phải nghỉ học. Và chắc chắn các bạn sẽ tự giác làm bài tập, chuẩn bị bài đầy đủ, tự học ở nhà mà không cần giảng viên đốc thúc nhiều. Với hệ thống bài tập, kiểm tra, đánh giá và hệ thống hỗ trợ từ các trợ giảng của Akira, chắc chắn các bạn sẽ trở nên cực giỏi nếu làm
hết những gì được yêu cầu.

2. TẠO THÓI QUEN

Học sinh, sinh viên hiện nay không hề có thói quen học tập. Những thói quen phổ biến mà các bạn rèn luyện được ở trên trường đó là:
– Học đối phó, trong năm thì chơi, sát kì thi thì học, học xong quên. Tất cả chỉ hướng tới điểm số. Chẳng nhớ được mấy kiến thức, chẳng thành thạo được bao nhiêu kỹ năng, ra trường ngoài 1 tấm bằng tốt nghiệp thì chẳng biết một chút gì khác.
– Quá coi trọng điểm số và những thứ thuộc về “biểu hiện của năng lực” chứ không coi trọng “năng lực thật sự”. Trong số 100 người tốt nghiệp ra trường chỉ có khoảng 5 người là biết cách làm việc và làm việc được.
– Lười suy nghĩ, chỉ biết Copy và paste. Việc đầu tiên khi nhận được 1 đề bài, là google.

Chẳng cần suy nghĩ, tất cả chỉ cần google, sau đó là chắp-ghép-vá. Có thể nhiều bạn sẽ nói với tôi rằng “chưa có kiến thức thì phải đọc mới biết đường mà làm chứ.“. Tôi đồng ý là khi chưa có kiến thức thì phải như vậy. Nhưng vấn đề lớn nhất là sau khi đọc các bạn cũng không tự suy nghĩ và phân tích thêm, không hề có chứng kiến, hoàn toàn phụ thuộc vào những gì mình đọc và nghe được. Bài làm của các bạn, không mấy khi có sự xuất hiện những suy nghĩ riêng, tư tưởng riêng, và cũng không có bóng dáng “chất xám” của các bạn trong đó. Do đó mà năng lực tư duy và phân tích vấn đề của nhiều bạn không phát triển.
– Không biết hợp tác: ở trường – hỏi bài, bàn bài là xấu. Còn ở cuộc đời, bạn cần hợp tác với tất cả mọi người để giải quyết công việc được suôn sẻ. Tuy nhiên việc học tập ở trường đã vô tình trang bị cho các bạn thói quen làm việc cá nhân, không hợp tác và hỗ trợ những người khác. Ở bậc Đại học, một số trường có các hoạt động làm bài tập nhóm, thuyết trình nhóm… Nhưng một thói quen từ suốt 12 năm phổ thông không dễ gì thay đổi trong một sớm một chiều.
Và từ đó, trường học cũng chính là nơi giết chết niềm tin, niềm vui thích với tri thức và đam mê học tập của các bạn. Những gì các bạn quan tâm không còn là “mình làm được gì”, “mình hiểu những gì”, mà chỉ còn là “mình được bao nhiêu điểm?”. Thay vì được học những môn mình thích theo cách mình thích, chúng ta cố gắng học để không phải thi lại.

Câu chuyện tuyển dụng của Fujitsu:
Fujitsu – là một trong những tập đoàn lớn của Nhật Bản, chuyên về các thiết bị điện tử, máy tính, đồ gia dụng… Fujitsu có khoảng 20.000 nhân viên trên toàn Thế giới, mỗi năm ở
Nhật tuyển thêm 600 người vào làm các vị trí về kỹ thuật. Họ thường tuyển 400 người chuyên về IT và kỹ thuật, 200 người còn lại từ nhiều lĩnh vực ngành nghề khác như: ca sĩ, nhạc sĩ, vận động viên… Những người “trái ngành” này sẽ được đào tạo lại từ đầu, và thường mất 1-2 năm để nắm vững công việc. Rất nhiều trong số họ sau này giữ những vị trí quan trọng của công ty.
Câu hỏi đặt ra là tại sao 1 vận động viên, 1 ca sĩ ở độ tuổi ngoài 30 lại có thể trở thành 1 chuyên gia máy tính hàng đầu thế giới?
Đó là cho dù học ở lĩnh vực nào, thì mọi sinh viên Nhật đều được rèn luyện các thói quen học tập, phương pháp nghiên cứu, cách thức để tìm hiểu và giải quyết vấn đề ngay từ khi còn học trên ghế nhà trường. Họ biết cách để trở thành chuyên gia và có thói quen không ngừng nỗ lực cho đến khi trở thành chuyên gia, điều này đã giúp họ có thể thành công ngay cả khi tiếp cận với một lĩnh vực mới.
Và đây cũng chính là thứ mà học sinh, sinh viên Việt Nam chúng ta thiếu. Chính vì vậy, những điều màAkira mong muốn các học viên rèn luyện:

– Tự lập.

– Chủ động.

– Hợp tác.

– Năng động, sáng tạo.

– Tinh thần đóng góp, cống hiến.

3. RÈN TÍNH CÁCH

tiếng nhật các bạn có thể quên nếu không sử dụng, nhưng những thói quen và tính cách thì không. Nếu các bạn biết cách để nghiên cứu 1 vấn đề, để đào sâu suy nghĩ và tìm cách giải quyết 1 khúc mắc, để học tập và làm việc 1 cách nghiêm túc, thì đây là những hành trang vô giá sẽ đi theo các bạn suốt cuộc đời.
Đó có lẽ cũng là thứ mà những du học sinh như tôi học được nhiều nhất từ người Nhật. Từ khi trở về Việt Nam, tiếng Nhật của tôi đã bị mai một nhiều do không có điều kiện và môi trường để sử dụng. Nhưng những thói quen trong suy nghĩ và cách làm việc thì vẫn như vậy. 1 việc lặp đi lặp lại sẽ trở thành thói quen sau 6 tháng. Và sẽ trở thành tính cách sau 1 đến 2 năm. Nếu những thói quen tốt liên tục được duy trì, nó sẽ trở thành tính cách. Chính vì thế, để rèn tính cách cho học viên, các lớp học của Wow Japanese phải bảo đảm được tính xuyên suốt và hệ thống của nó. Phải làm sao để học viên giữ được cảm hứng và duy trì các thói quen học tập của mình trong suốt quá trình học tập tạiAkira. Đồng nghĩa với việc chúng ta phải xây dựng được những chương trình học tập hoàn thiện và kéo dài ít nhất 2 năm. Nếu làm được việc này, chúng ta không chỉ dạy học, mà còn tạo nên những thay đổi to lớn trong cuộc sống của rất nhiều bạn trẻ.
Biết rằng điều này là rất khó, với một tổ chức vừa thành lập và ra đời như Akira lại càng khó hơn. Nhưng tôi tin tưởng rằng với tâm huyết, tài năng và sự nỗ lực không ngừng nghỉ của từng thành viên và của từng học viên, chắc chắn chúng ta sẽ đạt được những mục tiêu này trong tương lai không xa.

– Quách Đức Anh - Giám đốc Akira Education –